Thứ 7, Ngày 21/09/2024 -

THÀNH ỦY KON TUM
Ngày đăng: 26/06/2024  10:05
Mặc định Cỡ chữ

THÀNH ỦY KON TUM

I. Thông tin đơn vị:

1. Địa chỉ trụ sở cơ quan: Số 680, đường Trần Phú, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum.

2. Điện thoại: 

II. QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ KON TUM KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30.7.2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về thi hành Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 (sửa đổi, bổ sung) (Quy chế số 07-QC/TU, ngày 25.10.2022);

- Căn cứ Quy định số 202-QĐ/TW, ngày 02.8.2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp uỷ, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ cấp huyện,

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy như sau:

Chương I

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ

Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ Thành uỷ.

Ban Thường vụ Thành uỷ thay mặt Thành uỷ lãnh đạo và kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Thành uỷ. Ban Thường vụ Thành uỷ có trách nhiệm và quyền hạn:

1. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp trên và của Thành uỷ. Thay mặt Thành uỷ báo cáo các mặt công tác theo định kỳ hoặc đột xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông báo cho các cấp ủy trực thuộc theo quy định; tham gia ý kiến hoặc kiến nghị với cấp ủy cấp trên những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của cấp trên.

2. Quyết định Chương trình công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng của Ban Thường vụ Thành uỷ; chuẩn bị nội dung và triệu tập các kỳ hội nghị Thành ủy.

3. Quyết định quy chế làm việc của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy.

4. Báo cáo để Thành ủy xem xét, góp ý về những công việc quan trọng Ban Thường vụ Thành ủy đã giải quyết và sẽ giải quyết giữa 2 kỳ hội nghị Thành uỷ hoặc theo yêu cầu của Thành ủy.

5. Thảo luận, quyết định những vấn đề do Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đề nghị theo quy định về thẩm quyền, phân cấp quản lý.

6. Định hướng về quan điểm, nội dung cơ bản về một số chủ trương, nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách mới, các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố quốc phòng, an ninh.

7. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; cụ thể hoá chủ trương, chính sách lớn về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, các giai cấp và tầng lớp xã hội, các tôn giáo trên địa bàn. Định hướng nội dung, nhân sự Đại hội Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

8. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, của cấp trên và của Thành uỷ. Chỉ đạo việc làm điểm để rút kinh nghiệm những vấn đề lớn và mới trên các lĩnh vực.

9. Cho ý kiến về tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ thành phố 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng cuối năm; về kết quả kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên do Ban Thường vụ Thành ủy quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát; về kết quả kiểm tra, giám sát có liên quan đến các đồng chí Thành ủy viên, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý (kể cả các nội dung liên quan đến việc giải quyết tố cáo; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng).

10. Tiến hành tự phê bình và phê bình hàng năm (tập thể và cá nhân). Trả lời các ý kiến phê bình, chất vấn của các Thành uỷ viên liên quan đến trách nhiệm của Ban Thường vụ Thành uỷ.

11. Xem xét, cho ý kiến đối với dự toán, báo cáo quyết toán tài chính Đảng hàng năm.

12. Cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm. Định kỳ 6 tháng nghe báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các công trình, dự án đã được Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến để có kết luận, định hướng lãnh đạo tiếp theo.

13. Chuẩn bị các dự thảo văn kiện và đề án nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố trình Thành uỷ.

14. Định hướng nội dung và nhân sự đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Thành ủy.

15. Quyết định những vấn đề đột xuất, cấp bách có liên quan đến đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đông đảo Nhân dân. Trường hợp Ban Thường vụ Thành ủy không họp được thì giao Thường trực Thành ủy quyết định và áp dụng các biện pháp cụ thể, sau đó báo cáo lại Ban Thường vụ Thành ủy tại kỳ họp gần nhất.

16. Căn cứ vào nghị quyết, quyết định của cấp ủy cấp trên, thảo luận và quyết định những nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Cụ thể:

16.1. Về kinh tế - xã hội:

- Định hướng quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu về phát triển một số ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng.

- Cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công của thành phố giai đoạn 2021-2025 và hằng năm; các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn do thành phố quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư từ 05 tỷ đồng trở lên (phát sinh ngoài kế hoạch nhà nước hàng năm) và cho ý kiến về điều chỉnh tổng mức đầu tư phát sinh có số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên.

- Cho ý kiến về chủ trương đầu tư các công trình, dự án (không phân biệt chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư) trên địa bàn thành phố liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có một trong các nội dung sau: (1) Quy mô diện tích giải phóng mặt bằng từ 50 ha trở lên; (2) Số hộ bị ảnh hưởng từ 100 hộ trở lên; (3) số hộ tái định cư từ 10 hộ trở lên; (4) Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 2 vụ từ 05ha trở lên. Đồng thời cho ý kiến về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trên.

- Cho ý kiến về đề cương nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) có quy mô từ 100 ha trở lên (không phân biệt chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư).

- Lãnh đạo việc cụ thể hoá chủ trương phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. 

16.2. Về quốc phòng - an ninh:

- Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chủ trương xây dựng kế hoạch, khu vực phòng thủ và phương án tác chiến chiến lược của thành phố.

- Cụ thể hóa và thực hiện những chủ trương lớn về công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang.

- Chủ trương xử lý một số vụ việc, vụ án có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, gồm:

+ Các vụ án có bị can, bị cáo là cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý; các vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác được dư luận xã hội quan tâm,… đã báo cáo Thường trực Thành uỷ nhưng vẫn còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp hoặc chưa có sự thống nhất cao trong tập thể Thường trực Thành uỷ.

+ Các vụ việc phức tạp phát sinh trực tiếp xâm hại đến an ninh chính trị, nhất là an ninh nông thôn, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo,… mà tập thể Thường trực Thành uỷ xét thấy cần thiết phải báo cáo ra Ban Thường vụ Thành uỷ xem xét, cho chủ trương xử lý.

16.3. Về công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị:

- Xem xét, quyết định các nội dung công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý và các đối tượng khác theo kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy. Xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt thành phố, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thành phố,…

- Xem xét cho ý kiến đối với các kiến nghị có liên quan đến công tác xử lý cán bộ thuộc diện Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm toán.

- Cho ý kiến về việc chuyển đổi cán bộ, công chức cấp xã thành cán bộ, công chức cấp thành phố theo quy định.

- Hàng năm nhận xét, đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Thành ủy, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý. Cuối nhiệm kỳ nhận xét, đánh giá các đồng chí Thành uỷ viên và các đồng chí dự kiến giới thiệu tham gia Thành uỷ khóa mới.

- Hàng năm gợi ý kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý (kể cả các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ) khi thấy cần thiết.

- Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Thành uỷ viên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ.

- Cho chủ trương thành lập, giải thể các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; các đơn vị sự nghiệp cấp thành phố theo quy định của pháp luật; xem xét cho chủ trương đề nghị thành lập, chia tách, sáp nhập các thôn (làng), tổ dân phố.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy sau khi xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

- Cho ý kiến về đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng các loại huân chương (trừ Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc Lập), các danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang đối với các tổ chức, cá nhân. Quyết định tặng giấy khen của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ đối với các tổ chức đảng, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất.

17. Những công việc Ban Thường vụ Thành uỷ uỷ quyền cho tập thể Thường trực Thành uỷ giải quyết giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ Thành uỷ:

Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy có hiệu lực thi hành như quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy. Những công việc được ủy quyền, nếu có vấn đề phức tạp hoặc trong Thường trực Thành ủy còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ và các công việc được Ban Thường vụ Thành ủy ủy quyền, Thường trực Thành ủy phải báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy trong kỳ họp gần nhất.

17.1. Về kinh tế - xã hội:

- Cho ý kiến về các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn do thành phố quyết định có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng (phát sinh ngoài kế hoạch nhà nước hàng năm); cho ý kiến về triển khai các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản, năng lượng tái tạo, phát triển du lịch tâm linh,… (không phân biệt chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư).

- Cho ý kiến về chủ trương đầu tư các công trình, dự án (không phân biệt chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư) trên địa bàn thành phố liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có một trong các nội dung sau: (1) Quy mô diện tích giải phóng mặt bằng dưới 50 ha; (2) Số hộ bị ảnh hưởng dưới 100 hộ; (3) Số hộ tái định cư dưới 10 hộ; (4) Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 2 vụ dưới 05ha. Đồng thời cho ý kiến về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trên.

- Cho ý kiến về đề cương nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) có quy mô dưới 100 ha (không phân biệt chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư).

- Cho ý kiến về chủ trương sử dụng các khoản thu vượt ngân sách (kể cả của năm trước chuyển sang), các khoản ngân sách dự phòng hàng năm, các khoản chi phát sinh sử dụng vốn ngân sách có số tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng; các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, thành phố bạn, các tổ chức trong và ngoài nước cho các nhu cầu phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp,... (trừ những trường hợp thiên tai, cứu trợ đặc biệt khẩn cấp, không có điều kiện họp Thường trực Thành uỷ, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau đó báo cáo lại Thường trực Thành uỷ). Việc sử dụng các khoản thu vượt ngân sách (kể cả của năm trước chuyển sang), các khoản ngân sách dự phòng hàng năm, các khoản chi phát sinh sử dụng vốn ngân sách có số tiền từ 200 triệu đồng trở xuống, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định và báo cáo kết quả về Thường trực Thành uỷ. Đối với các khoản chi từ các nguồn kinh phí đã có địa chỉ (bổ sung có mục tiêu, trợ cấp, hỗ trợ từ ngân sách cấp trên), do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định và báo cáo kết quả về Thường trực Thành uỷ.

- Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu, trả lời bằng hình thức thích hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với những vấn đề cần thiết.

17.2. Về quốc phòng, an ninh:

- Cho ý kiến xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các vấn đề về dân tộc, tôn giáo,… và theo sự chỉ đạo của tỉnh.

- Cho ý kiến về chương trình công tác hàng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính.

- Cho ý kiến về chủ trương xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến an ninh chính trị hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp thành phố.

- Chỉ đạo giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý theo quy trình, quy định của Đảng. Đối với đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do Thường trực Thành ủy tiếp nhận, chuyển đơn và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Bí thư các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, trước khi ban hành văn bản giải quyết phải báo cáo xin ý kiến Thường trực Thành ủy về chủ trương, hướng giải quyết, sau đó tiến hành giải quyết vụ việc theo quy trình, quy định.

17.3. Về tổ chức cán bộ:  

- Quyết định thẩm tra những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý khi có vấn đề phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo Quy định của Bộ Chính trị để trình Ban Thường vụ Thành uỷ xem xét, kết luận.

- Chuẩn y kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của các cấp ủy trực thuộc Thành ủy.

- Cho ý kiến giới thiệu nhân sự là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các tổ chức hội của thành phố (khi giới thiệu bổ sung) hoặc của tỉnh; giới thiệu cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý kiêm giữ các chức vụ, chức danh không thuộc Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

- Quyết định điều động cán bộ, công chức không thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý từ các cơ quan thuộc biên chế của Thành ủy sang các cơ quan thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân thành phố và ngược lại.

- Xét đề nghị nâng lương, xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo; cử đi học, đi công tác nước ngoài đối với cán bộ đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý.

- Cho ý kiến về đề nghị xét tặng các loại huy chương, các danh hiệu thi đua khen thưởng khác đối với các tổ chức, cá nhân (trừ những nội dung Ban Thường vụ Thành uỷ trực tiếp cho ý kiến); xét đề nghị tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.

- Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và chính sách cán bộ; tổ chức tang lễ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý theo đúng chế độ, chính sách quy định.

- Cho ý kiến về việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Cho ý kiến về việc tiếp nhận, chuyển công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn vị (ngoài địa bàn thành phố) về làm việc tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thành phố và ngược lại.

Điều 3. Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Thành uỷ.

Thường trực Thành uỷ gồm Bí thư và các Phó Bí thư Thành uỷ, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Giúp Ban Thường vụ Thành uỷ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa của Thành uỷ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của Ban Thường vụ Thành uỷ và chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành ủy; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, quyết định triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Thành uỷ; chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung làm việc khi lãnh đạo tỉnh, Trung ương đến công tác tại địa phương hoặc khi có yêu cầu.

2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố trong việc quán triệt, cụ thể hoá và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của Thành ủy.

3. Chỉ đạo giải quyết những công việc hằng ngày của Đảng bộ, những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ Thành uỷ. Chỉ đạo thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình của thành phố cho Thành uỷ viên và các cấp uỷ trực thuộc. Chỉ đạo thực hiện chế độ bảo mật trong Đảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, hoạt động của Đảng.

4. Trả lời ý kiến phê bình, chất vấn của các Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ liên quan đến trách nhiệm của Thường trực Thành uỷ (trường hợp chất vấn trực tiếp).

5. Thay mặt Ban Thường vụ Thành uỷ giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, theo quy chế làm việc của Thành uỷ và những công việc được Ban Thường vụ Thành uỷ uỷ quyền.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của Bí thư Thành uỷ.

Bí thư là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Thành uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Thành uỷ; cùng tập thể Thành uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Thành uỷ chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, trước Đảng bộ và Nhân dân thành phố về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Bí thư có trách nhiệm và quyền hạn:

1. Chủ trì các công việc của Thành uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Thành uỷ; chủ trì và kết luận các hội nghị của Thành uỷ, các hội nghị giao ban của Đảng; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Thành uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ thảo luận, quyết định.

2. Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ, Nhân dân địa phương và trực tiếp quán triệt trong Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để trình Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ thảo luận, quyết định.

3. Tập trung chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp nhất; làm Bí thư Đảng uỷ Quân sự thành phố; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và chịu trách nhiệm về công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ ở địa phương.

4. Chủ động kiến nghị với Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ các chủ trương, biện pháp để cải tiến và đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành uỷ, bảo đảm sinh hoạt của Thành uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ được thực hiện đúng quy chế làm việc, đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong toàn đảng bộ, trước hết là trong nội bộ Thành uỷ và Ban Thường vụ Thành uỷ.

5. Chỉ đạo việc tổng kết các mặt công tác và sự lãnh đạo của Thành uỷ; sơ kết, tổng kết theo định kỳ việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Thay mặt Thành uỷ báo cáo với Tỉnh uỷ và thông báo cho cấp uỷ cơ sở về hoạt động của Thành uỷ theo chế độ quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về tình hình của địa phương và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.

6. Chỉ đạo các Phó Bí thư Thành uỷ chủ trì, thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Chỉ đạo đồng chí Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước ở địa phương. Thay mặt Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ ký các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản quan trọng của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ. Giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ báo cáo kết quả công tác trước Thành uỷ.

7. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.

Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Bí thư Thành uỷ.

Các Phó Bí thư Thành ủy cùng với Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thường trực Thành ủy; đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Thành ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và đồng chí Bí thư Thành ủy về những công việc được phân công; giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ báo cáo kết quả công tác trước Thành ủy.

1. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ có trách nhiệm và quyền hạn:

- Trực tiếp giải quyết công việc do Bí thư uỷ nhiệm. Thay mặt Bí thư điều hành công việc của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ khi Bí thư đi vắng.

- Chỉ đạo việc chuẩn bị, thẩm định dự thảo quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khoá của Thành uỷ, chương trình công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ; chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của Thành uỷ và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy chế và các chương trình công tác đã đề ra; chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các hội nghị của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ và các cuộc họp của Thường trực Thành uỷ.

- Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cơ quan tham mưu giúp việc Thành uỷ để giải quyết những công việc hàng ngày của Đảng bộ thành phố; phụ trách công tác dân vận của Đảng; công tác thi đua, khen thưởng; tài chính Đảng; ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Đảng; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và bảo mật theo quy định.

- Phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ. Chủ trì cùng với các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ phụ trách lĩnh vực xử lý những việc cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, hoặc những việc do các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ phụ trách lĩnh vực đề nghị. Chủ trì giao ban khối Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thành phố theo định kỳ; cho ý kiến về chương trình công tác hàng năm của các cơ quan tham mưu giúp việc Thành ủy, Trung tâm Chính trị, Mặt trận và các đoàn thể thành phố (vào giao ban quý IV hàng năm).

- Chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở trong sạch, vững mạnh; thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng, các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ cơ sở. Tập trung củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức cơ sở đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cấp uỷ viên, bí thư chi bộ và cán bộ chủ chốt ở cơ sở; thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình; cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ cơ sở.

- Chỉ đạo việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Thành uỷ tham mưu, đề xuất về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

- Phối hợp tham mưu, đề xuất với Thành uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Thành uỷ đảm bảo các điều kiện để phục vụ công tác chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở. Đồng thời, phối hợp với đồng chí Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban nhân dân các xã, phường; phối hợp chỉ đạo giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác giảm nghèo, tài chính, quản lý đất đai, trật tự đô thị, văn minh đô thị,... ở cơ sở.

- Chủ trì hội nghị, phê duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ về xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết những công việc liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được phân công. Những vấn đề phức tạp và vượt quá thẩm quyền thì báo cáo đồng chí Bí thư Thành uỷ hoặc tập thể Thành uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ xem xét, quyết định.

- Được yêu cầu cấp uỷ các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các phòng, ban, ngành thành phố và các xã, phường báo cáo, cung cấp thông tin có liên quan để chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, bảo đảm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Thay mặt Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ ký các văn bản của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ và theo sự phân công của đồng chí Bí thư Thành uỷ. Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ và đồng chí Bí thư Thành uỷ phân công.

2. Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm và quyền hạn:

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố và hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước từ thành phố đến cơ sở theo quy định của pháp luật; cùng các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Thành uỷ viên công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân địa phương. Cụ thể hoá, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định,... của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ, của Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề kinh tế - hội, quốc xã phòng - an ninh và công tác tổ chức, cán bộ thuộc quyền. Chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch hàng năm và 05 năm; chỉ đạo chuẩn bị các đề án cụ thể về kinh tế - xã hội và ngân sách, về quốc phòng - an ninh,... để đưa ra hội nghị Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ thảo luận, quyết định theo chương trình làm việc.

- Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác cải cách hành chính, thi đua - khen thưởng, công tác dân vận của chính quyền (trừ cấp cơ sở); chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh trên địa bàn và các công việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố cho Thường trực, Ban Thường vụ và Thành uỷ theo quy định hoặc khi có yêu cầu. Trực tiếp phụ trách Đảng uỷ Công an thành phố.

- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình (thường xuyên, định kỳ, đột xuất) với đồng chí Bí thư Thành uỷ và Thường trực Thành uỷ về các mặt hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân thành phố cần xin ý kiến Thành uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành uỷ; phối hợp chặt chẽ với đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ và Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trong xử lý công việc để bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giữa Đảng với chính quyền.

- Chủ trì cùng với các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ phụ trách lĩnh vực xử lý những việc cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan hoặc những việc do các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ phụ trách lĩnh vực đề nghị liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thay mặt Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ ký các văn bản của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và theo sự phân công của đồng chí Bí thư Thành uỷ.

 

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THÀNH ỦY KON TUM

 

LÃNH ĐẠO THÀNH ỦY THÀNH PHỐ KON TUM

1

Ông : Nguyễn Thanh Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy

SĐT :

 

Email :

thanhhakt6@gmail.com

2

Bà Y Hồng Hà – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

SĐT

0903.526.574

Email

yhongha.tp@gmail.com

3

Ông: Nguyễn Thanh Mân - Tỉnh ủy viên - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố

 

SĐT

038.886.7777

 

Email

- ntman.tp@kontum.gov.vn

- thanhmanhu@yahoo.com.vn

 

 

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN

Đang truy cập: 20

Tổng lượng truy cập: 55.533.570