Thứ sáu, Ngày 03/05/2024 -

Sở Thông tin & Truyền thông làm việc với thành phố Kon Tum về chuyển đổi số
Ngày đăng: 03/01/2024  14:02
Mặc định Cỡ chữ
Sáng 03/01/2024, đoàn công tác Sở Thông tin & Truyền thông do đồng chí Trần Văn Thu, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn làm việc với UBND thành phố Kon Tum về công tác chuyển đổi số. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thanh Mân - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố; lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan thành phố, chủ tịch UBND 21 xã, phường.

 

Quang cảnh Hội nghị

 

Thực hiện công tác chuyển đổi số, thành phố đã đẩy mạnh triển khai trên các lĩnh vực và đạt được những kết quả nhất định. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành nội bộ cơ quan, hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh đã được triển khai đến 100% các đơn vị phòng, ban thành phố và UBND cấp xã với 735 tài khoản hộp thư điện tử được cấp cho các tổ chức, cá nhân tại các đơn vị, địa phương của thành phố, phục vụ trao đổi thông tin công việc và gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính Nhà nước. Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp đã được triển khai đồng bộ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; 100% tổ chức và cá nhân là cán bộ lãnh đạo quản lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố đã được cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính đảm bảo theo đúng quy định. Việc xử lý văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành iOffice trong hoạt động của các đơn vị, địa phương của thành phố trong thời gian qua tiếp tục được duy trì thực hiện thường xuyên, đến nay cơ bản đã thay thế cho phương thức xử lý văn bản giấy như trước đây. Đến ngày 18/10/2023, UBND thành phố tiếp nhận, xử lý 28.739 văn bản đến và ban hành 12.011 văn bản đi các loại. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của thành phố được triển khai lắp đặt đồng bộ từ thành phố đến cấp xã (gồm 23 điểm cầu: 02 điểm cầu tại Trụ sở HĐND-UBND thành phố; 21 điểm cầu cấp xã). Ngoài ra, 100% xã, phường đã được triển khai Hội nghị trực tuyến kết nối từ Chính phủ, tỉnh, thành phố, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt giữa các cấp chính quyền trên mọi lĩnh vực. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND các xã, phường thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; 100% các cơ quan, đơn vị có TTHC đều đã thành thạo và thực hiện cập nhật xử lý các bước trong giải quyết TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; 100% cơ quan hành chính Nhà nước từ thành phố đến cấp xã triển khai phần mềm Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân. 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT; Hệ thống phần mềm Hồ sơ sức khỏe cá nhân đã được áp dụng đến tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố, UBND cấp xã thường xuyên cập nhật, cung cấp trên Trang Thông tin điện tử thành phố, cấp xã; 100% các đơn vị, địa phương trực thuộc thành phố kết nối Internet tốc độ cao; cài đặt các phần mềm phòng, chống mã độc nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc thành phố bố trí thiết bị CNTT như máy in, máy Scan,…phục vụ công việc. Trên địa bàn thành phố có tổng số 22 Trang TTĐT, trong đó 01 trang TTĐT cấp thành phố; 21 trang TTĐT cấp xã. Toàn thành phố thành lập 154 tổ công nghệ số cộng đồng; 100% CBCC, người lao động trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT. Công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin được các cấp lãnh đạo của thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn như, nhiều người dân chưa có điện thoại thông minh, nhất là bà con vùng đồng bào DTTS, việc thanh toán trực tuyến các dịch vụ công còn mất nhiều thời gian, hệ thống máy tính tại một số đơn vị, địa phương đa số có cấu hình yếu, chỉ đáp ứng tối thiểu về yêu cầu kỹ thuật để phục vụ cho công việc hàng ngày của CBCC, do đó chưa đảm bảo để thực hiện cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc tập trung. Một số loại phí, lệ phí chưa có mã thanh toán…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thanh Mân đề nghị: Sở Thông tin và truyền thông cần tham mưu dữ liệu dùng chung, cách thức lưu trữ số hóa, số hóa dữ liệu cán bộ cần thực hiện liên thông; quy định cụ thể các lĩnh vực thanh toán không sử dụng tiền mặt; tham mưu bản đồ số hóa du lịch, bản đồ số hóa về đất đai, các dự án thu hút đầu tư…

Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Văn Thu, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh ghi nhận những ý kiến của thành phố. Với những khó khăn, vướng mắc được nêu ra trong công tác chuyển đổi số, Sở tiếp tục tham mưu với các cấp, ngành các giải pháp khắc phục. Thời gian tới Sở sẽ cử cán bộ chuyên môn kiểm tra thực tế, hỗ trợ các đơn vị, địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc để công tác chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao hơn nữa./.

Tin, ảnh: Minh Phượng
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN

Đang truy cập: 20

Tổng lượng truy cập: 55.533.570